Nội dung bài học

✅ HTTP Method
✅ Thực hành test với dự án
✅ Phân tích yêu cầu dựa vào mô tả và phân tích các trường hợp kiểm thử dựa vào body của request
✅ Thực hành test case cho API

✅ Tài liệu theo video bài học từ Cô

https://drive.google.com/drive/folders/1PJ2AMw-zlx_VCyv2RN_76JrR_CQ2Dceh?usp=sharing

✅ Giao diện tổng quan của Postman

 

 

Mô tả theo số thứ tự trong hình:

1. Menu Collections: để để mở phần nội dung mục số 4, để quản lý các Collections và các Request trong collection.
2. Menu Environments: để thiết lập các biến môi trường sử dụng cho Global hoặc từng môi trường tự tạo. Sử dụng giá trị từ các biến truyền vào trong các body của request hoặc trong script test.
3. Button New lối tắt để tạo mới các request, collections, environments, workspace,...Và button Import dùng để import data Collections dưới dạng file JSON khi export (cả file JSON của environments).
4. Vùng quản lý và thiết lập các Collections và Request. Đây là vùng thiết lập chính.
5. Dropdown chọn phương thức của API. Gồm GET, POST, PUT, PATCH, DELETE, HEAD, OPTIONS.
6. Input để nhập URL cho API.
7. Thay đổi nhanh tên
của các Request và Collection hoặc Folder.
8. Nút Send để gửi request đi.
9. Vùng thiết lập các dữ kiện đầu vào của Client: Params, Authorization, Headers, Body, Pre-Request Script, Tests, Settings.
10. Vùng response từ Server: status code, headers, body content

✅ Thiết lập Params

Params là để truyền tham số vào trong API nào có yêu cầu cụ thể.

Ví dụ API get user by username: https://api.anhtester.com/swagger/index.html#/User%20Management/getUserByName



Để thiết lập Params trong Postman thì sau khi các bạn tạo mới một request là sẽ thấy tab Params ở đầu tiên phần thiết lập dữ kiện đầu vào cho API.



Tại đây có 3 cột là Key, Value Description. Thì nhìn chắc các bạn biết rồi, key là tên tham số còn value là giá trị tương ứng của tham số đó. Cái cột Description có thể ghi hoặc không, mục đích diễn tả thêm vậy thôi. Cái chính là Key và Value.

Ví dụ trên thì An truyền vào tham số tên "username" và giá trị là "anhtester".

Ngay lập tức postman nó tự điền lên trên ô URL là ?username=anhtester giống như trên giao diện UI website thì thanh URL cũng hiện dạng y hệt vậy.

Nếu có nhiều tham số thì các bạn cứ điền thêm dòng vào và nó tự sinh ra dòng tiếp theo cho mình điền.


Cộng đồng Automation Testing Việt Nam

🌱 Facebook Fanpage: Anh Tester
🌱 Telegram
Automation Testing:   Cộng đồng Automation Testing
🌱 
Facebook Group Automation: Cộng đồng Automation Testing Việt Nam
🌱 Telegram
Manual Testing:   Cộng đồng Manual Testing
🌱 
Facebook Group Manual: Cộng đồng Manual Testing Việt Nam

  • Anh Tester

    Đường dẫu khó chân vẫn cần bước đi
    Đời dẫu khổ tâm vẫn cần nghĩ thấu


Cộng đồng Automation Testing Việt Nam:

🌱 Telegram Automation Testing:   Cộng đồng Automation Testing
🌱 
Facebook Group Automation: Cộng đồng Automation Testing Việt Nam
🌱 
Facebook Fanpage: Cộng đồng Automation Testing Việt Nam - Selenium
🌱 Telegram
Manual Testing:   Cộng đồng Manual Testing
🌱 
Facebook Group Manual: Cộng đồng Manual Testing Việt Nam

Chia sẻ kiến thức lên trang

Bạn có thể đăng bài để chia sẻ kiến thức, bài viết của chính bạn lên trang Anh Tester Blog

Danh sách bài học