Nội dung bài học
Vậy ở chúng có sự khác biệt như thế nào? Các kỹ thuật kiểm thử trên desktop và web có thể áp dụng hoàn toàn vào kiểm thử di động hay không?
Trong bài viết này Anh Tester sẽ chỉ ra sự khác nhau giữa kiểm thử trên Mobile với kiểm thử trên Desktop và Website. Từ đó bạn sẽ có thêm nhiều quan điểm khi kiểm thử hơn.
1. Sự hạn chế về tài nguyên kiểm thử
Điều đầu tiên chúng ta thấy được là kích thước màn hình. Thiết kế responsive tương đối dễ code cho trình duyệt desktop và máy tính xách tay - hầu hết đều đi kèm với tỷ lệ được xác định trước.
Còn đối với các thiết bị di động thì nhỏ hơn nhiều và chúng có các kích thước khác nhau. Việc căn chỉnh sao cho phù hợp với các loại màn hình - nó trở thành một một thách thức đối với các lập trình viên. Ngoài ra ở các thiết bị di động còn có các tính năng như xoay màn hình.
Chính vì vậy đòi hỏi phải kiểm thử trên tất cả các loại kích thước của màn hình là cần thiết.
2. Kiểm thử mobile cần trên nhiều nền tảng
Các ứng dụng di động đòi hỏi hoạt động trên tất cả các loại thiết bị (điện thoại thông minh, máy tính bảng và phablets) được cung cấp bởi các thương hiệu lớn ( các mẫu khác nhau của Samsung, Sony, Nokia, HTC, Apple,...) và trên tất cả các nền tảng (iOS, Android, Windows, BlackBerry,...) là một thách thức.
Càng ngày có rất nhiều thiết bị mới được tung ra, việc đáp ứng chạy tốt trên các loại thiết bị khó kiểm soát được. Với một ứng dụng ra đời thì việc chạy tốt trên các loại thiết bị cần được kiểm thử nhiều hơn.
3. Lưu trữ và RAM
Màn hình không phải là hạn chế không gian duy nhất mà người kiểm thử phần mềm ứng dụng di động phải đối mặt. Bạn cũng phải tính đến khả năng lưu trữ và xử lý hạn chế của các thiết bị di động hiện nay. Ngay cả điện thoại dung lượng cao cũng có thể nhanh chóng lấp đầy khi người dùng tải xuống ứng dụng và đa phương tiện. Đối với máy tính để bàn, việc lưu trữ về cơ bản là không giới hạn. Và lưu trữ dựa trên đám mây rất dễ tăng, ngay cả khi điều này đòi hỏi phải trả giá cao hơn cho người dùng cuối.
4. Kiểm thử mobile cần nhiều tương tác hơn
Đối với các ứng dụng dựa trên desktop và trên website thường sử dụng nhiều đối với chuột và bàn phím, còn đối với các ứng dụng di động thông minh thì cần các cử chỉ phức tạp, chuyển động mắt, hướng, nghiêng, chuyển động, tăng tốc, tọa độ GPS, môi trường xung quanh, âm thanh,... Đối với người kiểm thử thì việc kiểm tra, đảm bảo ứng dụng hoạt động như mong đợi khi người dùng tương tác với ứng dụng theo nhiều cách khác nhau là cần phải có.
5. Truy cập Internet
Hầu hết người dùng đều sử dụng LAN hoặc Wireless. Các mạng này không thể dự đoán được, nhưng so với các mạng di động, chúng rất dễ đoán. Các ứng dụng di động có thể hoặc không cần truy cập trực tuyến. Tuy nhiên, khi cần Internet, cần kiểm tra các trường hợp kết nối với 3G và 4G, mất tín hiệu hay tín hiệu yếu, chuyển từ có internet sang không có.
Ngoài sự khác biệt về cường độ tín hiệu và loại, ứng dụng di động có thể phản ứng khác nhau với các nhà mạng khác nhau. Với một người kiểm thử, điều quan trọng là phải hiểu nếu có bất kỳ sự khác biệt hay không và liệu ứng dụng có hoạt động cho tất cả các nhà mạng lớn hay không.
6. Hoạt động của ứng dụng khi bị gián đoạn
Đối với một ứng dụng di động thì việc liên tục bị gián đoạn bởi các cuộc gọi, SMS, hay các thông báo đẩy,... thường xuyên gặp phải. Để đảm bảo ứng dụng hoạt động tốt thì việc kiểm thử sau khi bị gián đoạn là rất cần thiết.
7. Test mobile cần đến môi trường giả lập
Đối với máy tính để bàn và trình duyệt web các lập trình viên có thể truy cập vào nền tảng hoặc trình duyệt mà họ đang phát triển trên đó. Mặt khác, các thiết bị di động phụ thuộc vào trình giả lập và giả lập. Tuy nhiên, chúng vẫn không hoàn toàn như các thiết bị thực tế. Tester cũng không thể tương tác nâng cao trên các môi trường giả lập này.
Là một tester cần phải xác nhận được các khả năng và hạn chế của các môi trường giả lập và tìm ra những gì có thể được kiểm tra (độ tin cậy) trên chúng và những gì không thể.
8. Tính bảo mật và quyền riêng tư của thiết bị di động
Đối với các thiết bị di động thì các ứng dụng chỉ nằm trên điện thoại được cài đặt nhưng nhiều ứng dụng nền tảng của nó có thể truy cập được.
Ví dụ: các ứng dụng như danh bạ điện thoại, hình ảnh và video có thể truy cập được với nhiều ứng dụng khác. Đây là tất cả dữ liệu người dùng cá nhân và bất kỳ lỗi nào xung quanh việc sử dụng sai mục đích (vô ý) của dữ liệu này có thể gây nguy hiểm cho niềm tin của người dùng đối với ứng dụng.
9. Cài đặt nhanh chóng, gỡ bỏ và cập nhật
Như chúng ta đã biết các ứng dụng trên store luôn là phiên bản mới nhất. Vậy nên việc gỡ bỏ và cập nhật có nghĩa là luôn cập nhật các ứng dụng mới nhất. Các ứng dụng di động được cài đặt, gỡ bỏ hoặc cập nhật thường xuyên hơn các ứng dụng trên máy tính để bàn. Ngoài ra, hệ điều hành và nền tảng cơ bản cũng được cập nhật thường xuyên hơn.
Đối với một người kiểm thử thì phải tìm hiểu những thay đổi sắp tới trong phiên bản tiếp theo của hệ điều hành để từ đó đưa ra các quan điểm kiểm thử, tránh trường hợp người dùng sử dụng bị lỗi.
10. Kiểm thử theo nhiều hướng khác nhau
Ngoài việc đảm bảo chức năng chính của ứng dụng phải chạy mượt mà thì người kiểm thử phải đưa ra các trường hợp không dựa vào chức năng. Cụ thể như: ứng dụng này tiêu tốn bao nhiêu dung lượng? Ứng dụng này tiêu tốn bao nhiêu pin? Ứng dụng này có hoạt động khác đi nếu pin yếu không?... Tất cả đều cần phải có trong khi test.
Tổng kết
Trên đây là những sự khác biệt nổi bật giữa kiểm thử trên ứng dụng di động với kiểm thử trên desktop và website mà mình tìm hiểu được cũng như đã áp dụng vào thực tế khi kiểm thử mobile của mình.
Mong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình kiểm thử trên ứng dụng di động.
Anh Tester
facebook.com/anhtester
Đường dẫu khó chân vẫn cần bước đi
Đời dẫu khổ tâm vẫn cần nghĩ thấu