Nội dung bài học
Dưới đây là quy trình 8 bước viết kế hoạch kiểm thử cho một sản phẩm cơ bản gồm đầy đủ các mục theo đúng tiêu chuẩn IEEE 829.
8 bước viết test plan
Viết test plan thường là công việc của một Quản lý bộ phận Kiểm thử (Test manager). Ngoài nội dung chuyên môn, test plan còn phải có những nội dung liên quan đến quản lý dự án như hoạch định nguồn lực hay lập lịch trình. Cụ thể cách viết test plan gồm 8 bước như sau:
Bước 1: Analyze the product – Phân tích sản phẩm
Bước 2: Design the Test Strategy – Lập chiến lược kiểm thử
Bước 3: Define the Test Objectives – Xác định mục tiêu kiểm thử
Bước 4: Define Test Criteria – Xác định tiêu chí kiểm thử
Bước 5: Resource Planning – Hoạch định nguồn lực
Bước 6: Plan Test Environment – Lập Kế hoạch môi trường kiểm thử
Bước 7: Schedule & Estimation – Lịch trình và Dự toán
Bước 8: Determine Test Deliverables - Xác định phân phối thử nghiệm
Bước 1: Phân tích sản phẩm (Analyze the product)
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quyết định cho các tiến trình kiểm thử tiếp theo. Để phân tích sản phẩm, người lập kế hoạch test plan có thể dựa vào bộ câu hỏi sau đây:
- Ai sẽ sử dụng sản phẩm này?
- Sản phẩm này được dùng để làm gì?
- Sản phẩm này sẽ làm việc như thế nào?
- Phần cứng và phần mềm của sản phẩm là gì?
Bước 2: Lập chiến lược kiểm thử (Develop Test Strategy)
Bước 2.1: Định nghĩa phạm vi kiểm thử (Define Scope of Testing)
Một phạm vi kiểm thử (scope) đúng đắn sẽ giúp đội nhóm nắm được những thông tin chính xác nhất về quá trình kiểm thử. Họ sẽ biết chắc chắn những nội dung nào được kiểm thử (in-scope)và những gì không (out of scope)
Cách viết test plan phần quy trình xác định phạm vi kiểm thử gồm 4 giai đoạn
- Precise customer requirement (Nắm được yêu cầu chính xác của khách hàng)
- Project Budget (Ngân sách dự án)
- Product Specification (Đặc điểm kỹ thuật sản phẩm)
- Skills & talent of your test team (Kỹ năng & trình độ của nhóm kiểm thử của bạn)
Các giai đoạn trong quy trình kiểm thử phần mềm
Bước 2.2: Xác định loại kiểm thử (Identify Testing Type)
Từng testing type được xây dựng để tìm ra một loại bug cụ thể. Tùy theo mỗi loại sản phẩm hay loại tính năng trong giai đoạn test mà người viết plan sẽ chọn các testing type khác nhau. Dưới đây là một số testing type thường gặp:
Bước 3: Xác định mục tiêu kiểm thử (Define Test Objective)
Test Objective (Đối tượng kiểm thử) được coi là là mục tiêu tổng thể của toàn bộ dự án test. Cách viết test plan để xác định được mục tiêu kiểm thử là bạn nên rà soát lại toàn bộ tính năng của phần mềm có thể cần được test. Sau đó dựa trên chính những tính năng đó để xác định mục tiêu test.
Bước 4: Xác định tiêu chí kiểm thử (Define Test Criteria)
Test Criteria (Tiêu chí kiểm thử) là một tiêu chuẩn hoặc quy tắc để quá trình test sản phẩm được diễn ra đúng chuẩn. Có 2 loại tiêu chí, đó là:
1. Tiêu chí đình chỉ kiểm thử (Suspension Criteria)
Đây là tiêu chí phát hiện ra bugs trong quá trình test. Cụ thể, nếu trong quá trình test xuất hiện tiêu chí đình chỉ kiểm thử, chu kỳ kiểm thử hoạt động sẽ dừng lại (đình chỉ) cho đến khi được xử lý
2. Tiêu chí kết thúc kiểm thử (Exit Criteria)
Đây là tiêu chí để hoàn thành test và là mục tiêu chính của từng giai đoạn test để có thể kết thúc và bước sang giai đoạn tiếp theo. Phương pháp xác định tiêu chí kết thúc test dựa vào hai tỷ lệ sau:
- Run rate: là tỉ số giữa số trường hợp đã test chia cho tổng số trường hợp test trên plan. Run rate bắt buộc phải là 100%
- Pass rate: là tỉ số giữa số lượng các trường hợp pass test chia cho số trường hợp đã test. Pass rate nên càng cao càng tốt
Bước 5: Hoạch định nguồn lực (Resource Planning)
Trong bất cứ một dự án nào thì hoạch định nguồn lực luôn là một phần quan trọng bởi lẽ nguồn lực luôn hữu hạn và khác biệt tùy theo từng project. Các Test manager nên liệt kê và xác định rõ ràng lượng nhân sự cũng như thiết bị cho dự án để lên kế hoạch hợp lý nhất.
Bước 6: Lập kế hoạch môi trường kiểm thử (Plan Test Environment)
Test Environment là một thiết lập của phần mềm và phần cứng mà nhóm kiểm thử sẽ thực hiện các trường hợp kiểm thử. Môi trường kiểm thử sẽ gồm người dùng cuối, môi trường kinh doanh, môi trường chạy UI, máy chủ,… Để cài đặt Test Environment, bạn cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa team Kiểm thử và team Phát triển phần mềm
Bước 7: Lập lịch trình và dự toán (Schedule & Estimation)
Cách viết test plan phần project schedule bao gồm các mục
- Nhân sự và deadline (theo ngày, theo giai đoạn)
- Dự toán dự án: Dựa trên dự toán, Test Manager sẽ xác định thời gian dự án hoàn thành để lên lịch trình phù hợp
- Rủi ro của dự án: Nắm được rủi ro sẽ có phương án dự phòng cũng như thêm đủ thời gian để giải quyết
Bước 8: Xác định phân phối thử nghiệm (Determine Test Deliverables)
Sản phẩm có thể giao hàng là sản phẩm hoàn chỉnh được trình bày sau một quá trình. Trong trường hợp Kiểm thử phần mềm, các phân phối thử nghiệm là danh sách tất cả các tài liệu, công cụ và các hiện vật khác được phát triển và sử dụng để hỗ trợ quá trình thử nghiệm.
Ba loại thử nghiệm có thể phân phối bao gồm:
Phân phối trước khi thử nghiệm:
- Tài liệu kế hoạch kiểm tra
- Bộ thử nghiệm các trường hợp thử nghiệm
Phân phối trong quá trình thử nghiệm
- Tập lệnh thử nghiệm
- Dữ liệu thử nghiệm
- Ma trận truy xuất nguồn gốc
- Nhật ký thực thi và nhật ký lỗi
Phân phối sau khi thử nghiệm
- Kết quả thử nghiệm và báo cáo
- Báo cáo sai sót
- Quy trình cài đặt
- Ghi chú phát hành
Trên đây Anh Tester chia sẻ toàn bộ phần hướng dẫn chi tiết cách viết test plan theo 8 bước. Việc lập một test plan đầy đủ và hợp lý sẽ giúp cho toàn bộ dự án kiểm thử của bạn ít gặp phải rắc rối và có thể hoàn thành thuận lợi.
Anh Tester
facebook.com/anhtester
Đường dẫu khó chân vẫn cần bước đi
Đời dẫu khổ tâm vẫn cần nghĩ thấu