QA QC là gì? Các công việc QA và QC cần làm

Bạn thắc mắc QA QC là gì? Bạn không biết công việc của nhân viên QA và nhân viên QC là gì? Quality Assurance và Quality Control khác nhau ở điểm nào? Vậy còn chần chừ gì nữa, cùng Anh Tester tham khảo trong bài viết sau nhé!

QA là gì?

Để trả lời cho câu hỏi “QA là gì?” hay “QA là viết tắt của từ gì?”, “QA là làm gì” chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cụm từ Quality Assurance. Vậy Quality Assurance là gì? Dịch từ tiếng Anh sang tiếng việt thì Quality Assurance có nghĩa là đảm bảo chất lượng. QA là 2 chữ cái viết tắt từ Quality và Assurance.

Một nhân viên QA sẽ có trách nhiệm đảm bảo chất lượng. Ở đây là đảm bảo chất lượng cả một hệ thống, quy trình xây dựng và sản xuất. Nhân viên trong bộ phận QA còn phải giám sát, quản lý sát sao các tiêu chuẩn của chất lượng. Việc quản lý chặt chẽ này còn phải xuyên suốt từ lúc bắt đầu đến kết thúc. Cụ thể là từ lúc khảo sát thị trường, design, tạo sản phẩm rồi sản xuất,…

Bên cạnh đó, một Quality Assurance cũng phải đưa ra quy trình làm việc phù hợp. Mỗi một dự án sẽ có cách thức làm việc phù hợp riêng. Việc đưa ra quá trình sản xuất sẽ tăng tính quy củ và hệ thống cho bộ máy lao động. Từ đó, việc chỉ đạo và sửa chữa trở nên dễ dàng hơn.

QA là gì | Anh Tester

QC là gì?

Tương tự như QA, chúng ta sẽ tìm hiểu về cụm từ Quality Control để trả lời cho câu hỏi “QC là gì?”, “QC viết tắt của từ gì?”, “QC là làm gì”. Dịch sang tiếng Việt thì Quality Control có nghĩa là kiểm soát chất lượng. Đọc đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc. Vậy sự khác biệt giữa QA và QC là gì?

Một Quality Control sẽ làm việc trong các nhà máy sản xuất với công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Họ đảm nhiệm vai trò trong việc thực hiện kiểm tra và rà soát chất lượng. Một quy trình sản xuất mà QA đề ra sẽ được kiểm tra chất lượng ở 3 giai đoạn. Đó là giai đoạn nhập đầu vào, giai đoạn sản xuất và giai đoạn bán ra. Công việc QC sẽ là được phân ra và làm việc thuộc từng giai đoạn này.

QC là gì | Anh Tester

Chính vì thế có 2 cách để phân chia vị trí các nhân viên Quality Control.
- Cách thứ nhất là theo năng lực chuyên môn. Thông thường sẽ có manual QC và automation QC. MQC là người không nhất thiết phải có kỹ năng lập trình. Còn AQC sẽ là người bắt buộc phải có chuyên môn lập trình.
- Cách thứ hai là phân chia theo khâu làm việc. Người làm việc ở khâu kiểm tra đầu vào sẽ được gọi là IQC ( Input Quality Control). Trong khi đó, PQC ( Process Quality Control) sẽ làm việc trong quá trình sản xuất. Và OQC làm việc ở khâu sản xuất ra ngoài (Output Quality Control).

Note xíu: nhìn cách viết tắt QS có vẻ có bản chất giống với QA và QC nhưng thực tế chúng có sự khác biệt rất lớn. Vậy QS là gì? QS là một nghề thuộc lĩnh vực xây dựng. QS (viết tắt của Quantity Surveyor), dịch sang tiếng Việt là kỹ sư dự toán. QS có thể làm việc cho cả nhà thầu hoặc chủ đầu tư laughing

 

Phân biệt QA QC là gì?

Khi đọc về QA là gìQC là gì?, rất nhiều người đã bị nhầm lẫn 2 thuật ngữ này. Mặc dù 2 bộ phận này đều thuộc lĩnh vực quản lý đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, đây là 2 bộ phận có tính chất hoàn toàn khác nhau. Có thể nói, công việc của Quality Assurance sẽ có quy mô rộng hơn Quality Control. Sở dĩ, để tạo ra 1 quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng cho cả quá trình đó thì nhân viên QA cần phải nắm chắc được các thao tác và kiến thức của cả 1 QC.

QA và QC | Anh Tester

Việc đảm bảo chất lượng và tạo ra quy trình sản xuất của QA thường có mục đích lớn. Đó là nâng cao hiệu suất cũng như đảm bảo chất lượng cho cả một giai đoạn và quá trình. Nhằm tăng lợi nhuận, hạn chế rủi ro và thất thoát không đáng có. Trong khi đó, QC thực hiện nhiệm vụ trực tiếp trong từng giai đoạn nhỏ của cả một quá trình.

Với những công ty quy mô nhỏ, QA sẽ làm việc thay cho QC. Chỉ trong những doanh nghiệp lớn, có tính chuyên môn hóa cao, QA và QC mới được tách riêng ra. Việc tách riêng ra như vậy sẽ giúp làm tăng chất lượng hàng hóa sản phẩm. Vì việc đảm bảo và kiểm soát luôn được thực hiện từ trong ra ngoài với cả 1 quá trình.


Nhân viên QA sẽ làm gì?

Quality Assurance có nhiệm vụ chủ yếu là:

  • Trao đổi trực tiếp với khách hàng về công việc. Cụ thể như về quá trình sản xuất để khách hàng hiểu rõ các công đoạn, quá trình.
  • Tư vấn cho khách hàng để tìm ra các giải pháp tối ưu hóa chất lượng sản phẩm, tránh gây hiểu nhầm không đáng có.
  • Phổ biến lại yêu cầu của khách hàng cũng như quá trình sản xuất cho các bộ phận dưới. Lập kế hoạch, bảng biểu số liệu và mục tiêu cụ thể.
  • Rà soát và kiểm tra các công đoạn của quá trình sản xuất. Đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn của từng khâu cụ thể.
  • Tiếp thu ý kiến của các nhân viên phía dưới cũng như của khách hàng. Xử lý nhanh nhạy các rắc rối về quá trình sản xuất cũng như khi khách hàng không hài lòng.
  • Kiểm tra thường xuyên các báo cáo số liệu của các bộ phận QC.
  • Đánh giá quá trình làm việc của công ty cũng như sự hợp tác của đối tác.


Công việc của QC là gì?

Nhiệm vụ của QC là gì? Cụ thể công việc của QC phụ thuộc vào 3 vị trí chính.

- Nhân viên IQC:
  • Kiểm tra chất lượng nguyên liệu, vật tư đầu vào của quá trình sản xuất
  • Ghi chép, báo cáo các số liệu về vật tư.
  • Làm việc, trao đổi với nhà cung cấp nguyên liệu.
  • Khi phát hiện sai sót hay thiếu hụt nguyên liệu, cần tìm nguyên nhân và báo với cấp trên.
  • Xử lý và tìm hiểu các vấn đề gây ra bởi vật tư, nguyên liệu đầu vào.
- Nhân viên PQC:
  • Thường xuyên kiểm tra sản phẩm đã đạt đủ yêu cầu về chất lượng, thông số kỹ thuật.
  • Kiểm soát các công đoạn lao động của nhân viên. Nếu quy trình sản xuất không phù hợp, cần báo cáo lại và đưa ra các giải pháp khắc phục.
  • Sản phẩm làm đúng quy trình nhưng không đạt, cần báo cáo với cấp trên. Đồng thời phản hồi lại với IQC nếu như nguyên liệu có vấn đề.
  • Giải thích và khắc phục nhược điểm nếu khách hàng có khiếu nại.
- Nhân viên OQC:
  • Đóng góp, xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm.
  • Liên tục thực hiện kiểm tra, kiểm định chất lượng của sản phẩm.
  • Xác nhận những thành phẩm đạt đủ tiêu chuẩn.
  • Phân loại và chỉ ra các sai sót của các sản phẩm chưa đạt chuẩn chất lượng.
  • Được quyền quyết định dừng xuất hàng nếu các sản phẩm thiếu chất lượng. Đồng thời báo cáo cấp trên và phản hồi với PQC.
  • Trực tiếp trao đổi và làm việc với khách hàng.
  • Lưu trữ cẩn thận các tài liệu và hàng mẫu khách hàng đưa.
Công việc QC có nhiệm vụ cụ thể phụ thuộc vào vị trí của khâu sản xuất


Các kỹ năng QA/QC cần có là gì?

Dù là một nhân viên QA hay một nhân viên QC, những kỹ năng sau đây đều sẽ cần thiết.

  1. Khả năng quan sát tốt: Để có thể trở thành một QA, QC giỏi thì việc quan sát đến từng chi tiết nhỏ là điều không thể thiếu. Sở dĩ, một sai lầm lớn có thể xuất phát từ một lỗi nhỏ. Đặc biệt trong sản xuất, các công đoạn đều có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cho nên một nhân viên QA hay QC sẽ đều cần chú ý đến những chi tiết nhỏ bé nhất.
  2. Cẩn thận, tỉ mỉ: Việc kiểm tra và rà soát chất lượng sản phẩm sẽ đòi hỏi người làm phải có sự kiên nhẫn và cẩn thận cao. Nếu không kiên nhẫn, thì dù có óc quan sát tốt, việc tìm ra lỗi sai rất bất khả thi.
  3. Giao tiếp lưu loát: Đặc thù công việc là giao tiếp trong nội bộ và khách hàng. Nên nếu muốn làm QA/QC giỏi, bạn cũng phải trau dồi khả năng ăn nói. Khi giao tiếp, nói chuyện nên theo hướng dễ hiểu, ngắn gọn và thuyết phục. Việc này sẽ tăng khả năng tiếp thu của các đối tượng với ý kiến của mình.
  4. Biết sắp xếp và quản lý thời gian: Bên cạnh đó, thì kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian cũng rất quan trọng. Làm chủ được thời gian sẽ tăng năng suất công việc. Ngoài ra nó còn giúp cơ thể được nghỉ ngơi điều độ và khoa học.

 

Trên đây là bài viết về QA và QC là gìCông việc của QA và QC. Hy vọng Anh Tester đã cung cấp được thông tin hữu ích cho bạn. Chúc các bạn vui khỏe!

  • Anh Tester

    Đường dẫu khó chân vẫn cần bước đi
    Đời dẫu khổ tâm vẫn cần nghĩ thấu