NỘI DUNG BÀI HỌC
✳️ Cấu trúc vòng lặp FOR
✳️ FOR đơn giản
✳️ FOR cải tiến
✅ Vòng lặp For trong Java
Vòng lặp for trong Java được sử dụng để lặp lại một phần của chương trình nhiều lần.
Nếu số lần lặp là cố định thì chúng ta sử dụng vòng lặp for, còn nếu số lần lặp không cố định thì nên sử dụng vòng lặp while hoặc do while.
Có 3 kiểu của vòng lặp for trong Java:
- Vòng lặp for đơn giản
- Vòng lặp for cải tiến
- Vòng lặp for gán nhãn
✳️ Vòng lặp for đơn giản
Vòng lặp for đơn giản giống như trong C/C++. Chúng ta có thể khởi tạo biến, kiểm tra điều kiện và tăng/giảm giá trị của biến.
Cú pháp:
for (khoi_tao_bien ; check_dieu_kien ; tang/giam_bien) {
// Khối lệnh được thực thi
}
Ví dụ:
public class ForExample {
public static void main(String[] args) {
for (int i = 1; i <= 10; i++) {
System.out.println(i);
}
}
}
Kết quả:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
✳️ Vòng lặp for cải tiến
Vòng lặp for cải tiến được sử dụng để lặp mảng(array) hoặc collection trong java. Bạn có thể sử dụng nó dễ dàng, dễ hơn cả vòng lặp for đơn giản. Bởi vì bạn không cần phải tăng hay giảm giá trị của biến rồi check điều kiện, bạn chỉ cần sử dụng ký hiệu hai chấm “:”
Cú pháp:
for (Type var : array) {
// Khối lệnh được thực thi
}
Ví dụ:
public class ForEachExample {
public static void main(String[] args) {
int arr[] = { 12, 23, 44, 56, 78 };
for (int i : arr) {
System.out.println(i);
}
}
}
Kết quả:
12
23
44
56
78
✳️ Vòng lặp while
Vòng lặp while được chia ra làm 2 loại: WHILE và DO WHILE. Vậy 2 dạng này khác nhau như thế nào. Đơn giản là WHILE sẽ kiểm tra điều kiện lặp trước rồi thực hiện, còn DO WHILE là thực hiện trước rồi mới kiểm tra.
Cú pháp vòng lặp while:
while(<Biểu thức điều kiện>){
<Khối lệnh lặp lại>
}
Ý nghĩa:
Nếu <Biểu thức điều kiện> trả về true thì sẽ thực hiện <Khối lệnh lặp lại> cho đến khi <Biểu thức điều kiện> trả về false thì dừng.
Ví dụ:
int i = 0;
while (i < 10) {
System.out.println(i);
i += 1;
}
Kết quả:
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Vì khi tăng lên đến i=10 thì không thoả điều kiện nữa nên nó sẽ dừng vòng lặp.
✳️ Vòng lặp do while
Cú pháp vòng lặp do while:
do{
<Khối lệnh lặp lại>
}while(<Biểu thức điều kiện>)
Ý nghĩa:
Với vòng lặp do while thì ngay lập tức sẽ thực hiện phần do với <Khối lệnh lặp lại>. Sau đó mới kiểm tra nếu <Biểu thức điều kiện> ở dưới while trả về true thì sẽ thực hiện lại <Khối lệnh lặp lại> trên do cho đến khi <Biểu thức điều kiện> trả về false thì dừng.
Ví dụ:
int i = 10;
do {
System.out.println(i);
i += 1;
} while (i < 10);
Kết quả:
10
Và ta đã thấy kết quả in ra 10 mặc dù điều kiện là i<10. Đó là điểm khác giữa WHILE và DO WHILE
🔆 Lưu ý phải kiểm tra điều kiện dừng để tránh rơi vào vòng lặp vô tận
Bởi vì chỉ khi chúng ta đặt câu điền kiện phải sai thì mới dừng vòng lặp được. Có nghĩa, chúng ta cần phải đảm bảo điều kiện dừng sẽ phải xảy ra. Nếu không nó sẽ lặp đến vô tận hoặc tràng bộ nhớ đệm tạm thời cho mỗi ngôn ngữ lập trình quy định thì sẽ dừng.
Ví dụ:
int i = 0;
while (i < 10) {
System.out.println(i);
}
Kết quả:
0
0
0
0
0
0
...
Nó sẽ in ra kết quả 0 đến khi tràng bộ nhớ đệm thì dừng 😄
🔆 LƯU Ý: TRONG AUTOMATION TEST CHÚNG TA HẠN CHẾ DÙNG VÒNG LẶP WHILE HOẶC DO WHILE, NẾU CÓ DÙNG THÌ CẦN HIỂU THỰC SỰ VỀ NÓ ĐỂ TRÁNH LÀM CHẬM SCRIPT AUTOMATION KHI CHẠY TEST.
Ngoài ra khi sử dụng vòng lặp FOR cũng cần cân nhắc chổ điểm dừng để tránh gây chậm mất thời gian khi chạy test.